Nguồn gốc sâu xa của sự đổ vỡ tình yêu, gia đình


Đêm qua có nói chuyện với một cô gái, dù nhẽ ra phải tập trung vào vấn đề đang nói, cô gái lại có thói quen giải thích sang việc khác, những việc mà cô quen thuộc, cảm thấy dễ nói. Sau đó thầy pá vi có nói với cô rằng: thầy cảm thấy ức chế khi nói chuyện với cô, mà cô cứ nói theo kiểu đó. Vì nói cả mấy tiếng mà không xong một câu hỏi, dù được trả lời kỹ rồi. Cô phản ứng lại rất tức giận khi thầy nói như vậy, tức là không muốn nghe sự thật về mình. Thầy pá vi đã mất cả đêm qua để suy nghĩ về điều này, vì sao cô gái lại phản ứng vậy? Điều này có giúp ích đc gì cho hoàn cảnh các bạn không? Và giúp bằng cách nào? Cuối cùng thầy pá vi cũng tìm ra đáp án và nó là giải thích quan trọng nhất cho nguồn gốc của mọi sự đổ vỡ của hầu hết gia đình, của tình yêu.
>> Trước đây có nhiều a/c liên hệ nói rằng: ck/ vk/ người yêu họ bỏ đi mà không giải thích một lời, bỏ đi không lý do. Khi đó thầy cũng vẫn tin lời a/c giải thích nguyên nhân là do: không còn yêu, thích người khác, vì tài chánh… Nhưng giờ thì t tin rằng lời giải thích đó chưa đủ, nguyên nhân gốc rễ không phải vậy.

Vậy nguyên nhân thực sự của mọi sự đổ vỡ tình yêu nằm ở đâu? 

Xin trả lời rằng: vấn đề nằm ở chỗ a/c không muốn nghe sự thật. Người ck/vk/ người yêu của a/c có tức giận, không hài lòng về điểm / hành động nào đó của a/c, song không được nói ra trực tiếp với a/c. Có thể từng nói rồi nhưng a/c vi không muốn nghe, nên họ nín nhịn, không dám nói ra với a/c nữa. Lâu ngày dồn nén, như 1 quả bom nổ chậm, chờ đủ ngày tháng sẽ tự nổ mà thôi. Vậy nên tới 1 ngày xấu trời nào đó, người đó tự bỏ đi, chán nản không muốn sống cùng a/c nữa. Có lẽ đây là nguyên nhân xâu xa thực sự của vấn đề. Có lẽ ít a/c nào nhận ra điều đó.

Vậy làm sao để giải quyết đc điều này?

Rất dễ, song cũng rất khó. Dễ là a/c chỉ cần cho đối phương nói HẾT SUY NGHĨ của họ về a/c, khi đó sự tức giận sẽ được tiêu biến. Khó là chỗ a/c chắc chắn không muốn nghe những điều không hay về bản thân mình. 
->> Vậy có phải lúc nào cũng có thể nói chuyện thẳng với nhau về điều đó để giải quyết mâu thuẫn hay không? Hay phải tìm thời điểm thích hợp mới có thể phù hợp?

Thời điểm thích hợp để nói chuyện với nhau để giúp người mình yêu giải tỏa ức chế trong lòng?

Có lẽ ai trong chúng ta cũng trải qua cảm giác khó chịu, tức giận, không vui với hành động hay lời nói của một ai đó. Song vì lý do nào đó, không được nói ra, phải giữ trong lòng. A/c chắc hẳn giống thầy sẽ rất tức giận, và ức chế đúng không nào?
->> Vậy lúc nào thích hợp nhất để nói ra điều đó với đối phương?
Xin trả lời: hãy nói vào chính lúc người kia vui vẻ, có không gian riêng chỉ có hai người, lúc này là lúc thích hợp nhất để nói.

Chia sẻ của một người được thầy pá vi giúp

Nói ra sao để đối phương ko bị sốc lúc đầu?

Có phải cứ nói thẳng tuột ra những suy nghĩ của mình về người ta không? Ồ không nên như vậy nhé. Có thể áp dụng cách nói giảm nhẹ sau đây:
“ Anh muốn nói với em một điều, anh nghĩ rằng điều này thực sự tốt cho em, cho mối quan hệ của chúng mình. Song có thể những điều sắp nói ra có thể làm em không vui. Nhưng a thực sự rất muốn e nghe về nó. Ko biết e có sẵn sàng muốn nghe ko?”. ( Tuỳ hoàn cảnh moi quan hệ mà thay vai trò a e ở đây). 
Lúc này hầu hết câu trả lời sẽ là: “ anh nói đi, em muốn nghe mà”. Rồi bạn hẵng nói nhé!
– Với mối quan he đa lâu dài: vợ chồng lâu năm, yêu nhau lâu ngày, thì có thể vẫn áp dụng cách nói trên lần đầu. Song về sau này nên THOẢ THUẬN với nhau 1 thời gian cố định trong tuần, trong tháng để hai người có không gian riêng, để được NÓI RA NHỮNG GÌ MÌNH SUY NGHĨ VỀ ĐỐI PHƯƠNG, lúc này không chỉ nói những điều không thích, mà hãy kết hợp nói nhiều hơn nữa VỀ NHỮNG ĐIỀU MÌNH THÍCH ở đối phương. Khi đó người được góp ý cũng sẽ cảm thấy họ cũng tốt, chứ không hẳn là xấu. Nếu chi suốt ngày nói về điểm xấu của đối phương, mà không nói họ cũng tốt ra sao, đến 1 lúc chính người kia không phải là nhận ra điểm chưa tốt của mình, mà họ sẽ TỰ BÀO CHỮA cho lỗi lầm đó, và họ đóng kín tâm trí mình, không muốn nghe góp ý nữa. Khi đó thì lại thất bại cho việc góp ý rồi.
>> Nguyên tắc cơ bản là phải vừa nói ra những điều chưa tốt của đối phương, song kết hợp nói ra những điểm tốt của họ. Nếu tốt nhiều hon chưa tốt thì là thích hợp nhất. <<
Chúc a/ c luôn có được hạnh phúc!
Nghệ an ngày 28/07/2019, thầy pá vi
Nguồn gốc sâu xa của sự đổ vỡ tình yêu, gia đình Nguồn gốc sâu xa của sự đổ vỡ tình yêu, gia đình Reviewed by https://www.cachlambuayeu.com/ on 23:49:00 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.